Công ty có vốn đầu tư nước ngoài là công ty do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam hoặc là doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại...
1. Căn cứ pháp lý
- Luật Đầu tư năm 2014
- Nghị định 118/2015/NĐ-CP – Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư
- Luật Doanh nghiệp 2014
- Nghi định số 108/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 78/2015/NĐ-CP - Quy định về Đăng ký doanh nghiệp
- Nghị định 81/2015/NĐ-CP – Quy định về Công bố thông tin của doanh nghiệp Nhà nước
2. Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp gồm có:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
- Điều lệ công ty;
- Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (đối với công ty cổ phần), danh sách thành viên (đối với công ty TNHH)
- Danh sách người đại diện theo uỷ quyền (nếu có)
- Văn bản xác nhận tư cách pháp lý thành viên/cổ đông:
+ Đối với thành viên là cá nhân: Thẻ căn cước công dân/Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu/Chứng thực cá nhân hợp pháp khác.
+ Đối với thành viên là tổ chức:
- Quyết định thành lập;
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền (bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự)
- Thẻ căn cước công dân/Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu/Chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền.
3. Nơi nộp hồ sơ: Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và đầu tư Tỉnh, Thành phố nơi công ty đặt trụ sở chính.
4. Thời hạn làm hồ sơ: từ 3 đến 5 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ.
5. Đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp:
Doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhân đăng ký doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định.
6. Khắc dấu của doanh nghiệp:
Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và đã tiến hành xong bước 3 nêu trên, doanh nghiệp tiến hành khắc dấu tại một trong những đơn vị khắc dấu được cấp phép. Doanh nghiệp tư quyết định số lượng và hình thức con dấu trong phạm vi pháp luật cho phép.
7. Công bố mẫu dấu của doanh nghiệp trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia:
Sau khi có con dấu, doanh nghiệp tiến hành đăng tải mẫu con dấu trên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia và được Sở Kế hoạch và đầu tư Thành phố Hà Nội cấp 01 giấy xác nhận đã đăng tải mẫu con dấu.
Quý khách là nhà đầu tư nước ngoài muốn tìm hiểu thị trường và thủ tục về đầu tư vào Việt Nam hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể từng trường hợp!