Thủ tục sáp nhập doanh nghiệp

03/03/2023

Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số công ty cùng loại có thể sát nhập vào một công ty khác bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ cùng với lợi ích hợp pháp sang công ty sát nhập, chấm dứt sự hoạt động của công ty bị sáp nhập. Việc sáp nhật doanh nghiệp đem lại rất nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh sản xuất của mình. Tạo ra sự cạnh tranh tốt hơn và mang lại nhiều thị trường để có thể khai thác và phát triển. Liên việt luật cung cấp cho quý doanh nghiệp thủ tục sáp nhập doanh nghiệp như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

    • Luật doanh nghiệp 2014
    • Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp

2. Điều kiện sáp nhập doanh nghiệp:

    • - Các công ty sáp nhập phải là công ty cùng loại
    • - Trường hợp sáp nhập mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của công ty thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành sáp nhập.
    • - Công ty nhận sáp nhập có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan không được sáp nhập, trừ một số trường hợp

3. Thủ tục sáp nhập công ty:

Hồ sơ gồm:

    • - Hợp đồng sáp nhập
    • - Quyết định và biên bản họp của doanh nghiệp bị sáp nhập và doanh nghiẹpe nhận sáp nhập vê việc sáp nhập doanh nghiệp
    • - Bản gốc nhận đăng ký kinh doanh Công ty nhận sáp nhập và công ty bị sáp nhập
    • - Đề nghị sáp nhập doanh nghiệp
    • - Bản điều lệ công ty nhận sáp nhận đã sửa đổi, bổ sung
    • - Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu thành viên công ty
    • - Hồ sơ khác liên quan đến chuyển nhượng, điều chỉnh tỷ lệ vốn góp chuyển đổi vốn góp của thành viên Công ty khi sáp nhập.

Nộp hồ sơ tại: Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư

Liên hệ ngay với chúng tôi để được làm rõ và thực hiện thủ tục nhanh chóng và phù hợp quy định của pháp luật.

Cùng danh mục

Thủ tục góp vốn, mua phần vốn góp vào công ty Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài

Hiện nay việc thành lập công ty theo hình thức FDI sẽ mất nhiều thời gian và chi phí hơn nên các nhà đầu tư nước ngoài ưu tiên hình thức đầu tư vào các công ty Việt Nam bằng hình thức góp vốn, mua phần vốn góp

Thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp

Doanh nghiệp phải đăng ký bổ sung, thay đổi ngành nghề đăng ký kinh doanh khi phát sinh các lĩnh vực kinh doanh ngoài danh mục doanh nghiệp đã đăng ký trước đây.